Quảng Trị:  Người nuôi trồng thủy sản khốn đốn vì thua lỗ

Thảm họa môi trường do Formosa xả thải độc đã gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sản xuất của ngư dân các tỉnh miền Trung, trong đó có ngư dân Quảng Trị. Hoạt động đánh bắt hải sản bị ngưng trệ, người làm dịch vụ hậu cần nghề cá, nuôi trồng thủy sản cũng rơi vào tình cảnh khốn đốn, nợ nần chồng chất do thua lỗ.

bat dau tha tom
Người nuôi tôm tại Quảng Trị đã bắt đầu thả nuôi trở lại song vẫn lo lắng do dịch bệnh

Nợ nần, khó khăn chồng chất

Sự cố môi trường do chất thải từ Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa thải ra đã khiến cho không chỉ ngư dân vươn khơi đánh bắt hải sản - những người chịu ảnh hưởng trực tiếp mà những doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi tôm ven biển cũng lao đao vì tôm chậm lớn, không tìm được đầu ra. Vài tháng sau khi xảy ra sự cố môi trường, cả người dân ven biển tỉnh Quảng Trị vẫn sống trong nỗi hoang mang, lo lắng.

Ngày 22/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Dựa theo các kết quả quan trắc môi trường nước ven biển, nhà chức trách kết luận, có thể thực hiện hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản...

Trở lại vùng biển, đến các vùng nuôi tôm thuộc huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong... chúng tôi nhận thấy ngư dân đã bắt đầu nuôi tôm trở lại. Tuy nhiên, vụ tôm vừa qua đã khiến nhiều hộ lâm vào cảnh nợ nần do bị thua lỗ.

Tỉnh Quảng Trị có 3.190 ha nuôi trồng thủy, hải sản trong đó 990 ha nuôi tôm với sản lượng đạt 2.753 tấn/năm. Sự cố môi trường biển khiến hàng trăm hộ nuôi tôm lao đao vì dịch bệnh, tôm thu hoạch không bán được. Số tôm sống sót thì chậm lớn, việc nuôi tôm bị ngưng trệ hàng tháng trời.

Ông Hồ Văn Hiền, ở thôn Cang Gián (xã Trung Giang, huyện Gio Linh) là một trong số những hộ nuôi tôm lâu năm tại địa phương. Ông Hiền có 3 hồ tôm với tổng diện tích khoảng 6.500 m2. Vụ tôm vừa qua ông thả nuôi khoảng 80 vạn tôm giống, nhưng đến khi thu hoạch, tính toán chi phí thì mỗi hồ tôm bị lỗ khoảng 150 triệu đồng. Theo ông Hiền, nguyên nhân bị lỗ vốn là do tôm chậm lớn khiến thời gian nuôi kéo dài, đầu ra sản phẩm gặp khó khăn, giá thành lại thấp.

su co ao tom
Do ảnh hưởng của sự cố môi trường nên vụ nuôi vừa qua, ông Hiền bị lỗ khoảng 150 triệu đồng

Sau khi thu hoạch được một thời gian, khi các ngành chức năng công bố nước biển an toàn ông Hiền cũng thả nuôi trở lại. Các hồ nuôi tôm mỗi ngày đều được kiểm tra sức khỏe, bởi ông vẫn chưa yên tâm với nguồn nước sau sự cố môi trường. Ông Hiền cho biết: “Hiện tôi nuôi 2 hồ, mỗi hồ 50 vạn con tôm giống. Trước đây, việc nuôi tôm chỉ diễn ra chừng 2,5-3 tháng thì xuất bán, nhưng nay kéo dài đến 4 hoặc 5 tháng. Dẫu biết rằng, việc nuôi tôm hiện tại rất bấp bênh, được ví như "canh bạc", nếu tôm bị bệnh thì có thể rơi vào cảnh tay trắng, nợ nần. Nhưng không nuôi tôm thì không biết làm gì để sống”.

khuyen cao
Cơ quan chức năng khuyến cáo các hộ nuôi tôm cần xử lý nước cẩn thận bằng hóa chất, theo dõi tôm thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời

Hộ anh Phạm Văn Dũng (thôn Cang Gián, xã Trung Giang, huyện Gio Linh), có 30 hồ nuôi tôm ở các địa phương ven biển. Sau một thời gian nghỉ nuôi do ảnh hưởng sự cố môi trường, anh bắt đầu thả lại 10 triệu con tôm giống, đến nay đã gần 1 tháng tuổi. Theo anh Dũng, quy trình xử lý nước được anh làm rất cẩn thận, đưa nước vào bể lắng lọc, xử lý nước để đảm bảo tôm phát triển tốt. Tuy nhiên, anh vẫn thấp thỏm không yên bởi nước lấy vào hồ là nước được lấy từ tầng đáy, phải khoan dưới cát để dẫn nước vào nuôi. Việc các loại hải sản tầng đáy chưa an toàn khiến anh lo ngại.

“Đánh cược” tài sản vào nuôi tôm

Anh Phạm Văn Dũng cho hay, trong tháng 5 và tháng 6, việc nuôi trồng của anh bị thua lỗ gần 3 tỷ đồng. Gần đây, anh cũng nhận thấy tôm nuôi trong hồ chậm lớn hơn so với thời điểm trước. “Bình thường thì nuôi không khó, nhưng giờ thì có lúc nuôi không được. Do môi trường nước xấu nên tôm chậm lớn. Trước đây thả nuôi khoảng 3 tháng là thu hoạch được nhưng theo tình hình hiện tại có thể 5 tháng vẫn chưa thu hoạch. Giá tôm thì khá bấp bênh”.

thua lo
Là hộ nuôi quy mô lớn nhất trên địa bàn, anh Dũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sự cố môi trường. Chỉ vụ nuôi vừa rồi gia đình anh cũng bị lỗ khoảng 3 tỷ đồng

Dù thời gian gần đây các hộ nuôi tôm ở các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) đã bắt đầu thả tôm trở lại. Tuy nhiên, một số diện tích tôm vừa được thả lại xuất hiện dịch bệnh khiến người nuôi rất lo lắng. Theo thông tin từ Chi cục Thú y, từ ngày 17/9, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi tiếp tục xảy ra tại 4 huyện trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích bị bệnh là 6,71 ha, càng khiến người nuôi tôm khốn đốn.

Ông Phạm Văn Hòa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Trị, cho biết: Theo quan trắc của Sở TN&MT, thời điểm hiện tại nước biển có thể dùng cho việc nuôi tôm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong nuôi trồng thủy sản cơ quan chức năng khuyến cáo nước biển khi đưa vào nuôi cần xử lí qua ao chứa lắng, trước khi cấp nước vào cần thử nghiệm bằng cách thả trực tiếp cá, tôm vào mẫu nước được xử lí từ ao chứa lắng. Khuyến khích người nuôi ươm giống trong ao nhỏ trong vòng 20-45 ngày trước khi chuyển ra nuôi thành phẩm.

“Trong thời gian tới sẽ có các định hướng giúp chuyển đổi sinh kế, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản cho người dân. Chi cục tiếp tục tham mưu cho Sở NN&PTNT phát triển cây con chủ lực, hỗ trợ giá giống cho bà con nông dân. Để giúp người dân an tâm trong việc nuôi trồng thủy sản. Vừa qua, thực hiện theo chỉ đạo của Sở NN&PTNN, trung tâm đã tiến hành thí nghiệm nuôi tôm trực tiếp từ nước biển cho kết quả khả quan, chứng tỏ môi trường nước biển đảm bảo cho việc nuôi trồng thủy sản”, ông Hòa nói.

Báo Dân Trí, 02/10/2016
Đăng ngày 02/10/2016
Đăng Đức

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 10:50 25/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 08:00 25/06/2024

Xác định hoạt lực của vi sinh

Trong nuôi trồng thủy sản, xác định và tối ưu hóa hoạt lực của vi sinh là rất quan trọng để duy trì môi trường sống lành mạnh cho các loài thủy sản.

Tôm thẻ
• 11:20 24/06/2024

Vật liệu làm chân cầu nhá tránh bị hư hại do nước mưa

Trong nuôi tôm, việc tạo ra môi trường sống tốt cho tôm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Một trong những yếu tố không thể thiếu là cầu nhá – nơi trú ẩn và sinh hoạt của tôm. Chọn vật liệu phù hợp để làm chân cầu nhá đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền, hiệu quả và an toàn cho tôm.

Cầu nhá ao tôm
• 08:00 21/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:05 26/06/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 06:05 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 06:05 26/06/2024

Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nuôi tôm cũng gây ra nhiều vấn đề về phát thải, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại phát thải trong nuôi tôm hiện nay, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn và có hướng đi bền vững cho tương lai.

Nước thải nuôi tôm
• 06:05 26/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 06:05 26/06/2024
Some text some message..